“PHƯƠNG PHÁP NÓI TIẾNG ANH GIỎI” CỦA ENGLISH COLUMNIST WOO BO HYUN
Woo Bo Hyun là English columnist của các chuyên mục tiếng Anh trên JoongAng Daily, Economic Daily, Korea Times, Sports Daily... cũng là giáo sư tiếng Anh của các trường đại học danh tiếng như Yonsei, Kyunghee, Ulsan... Ông đã xuất bản nhiều quyển sách tiếng Anh. Chắc hẳn các bạn nghĩ ông đã giỏi tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ? Tuy nhiên, vấn đề là ông lại lớn lên trong một ngôi làng nhỏ gần núi Ji Ri và luôn nằm áp chót, không thể nào vươn lên nổi hạng 10 thì làm sao ông có thể nói tiếng Anh trôi chảy?
“Một người dì ở Mỹ 20 năm và một anh chàng du học 3 năm, ai trong số họ nói tiếng Anh giỏi hơn?”. Đáp án chính xác là anh chàng kia rồi. Kĩ năng không tự nhiên tăng lên đâu. Thời gian học không quan trọng”.
English columnist Woo Bo Hyun chia sẻ “Chỉ cần biết phương pháp là có thể học tiếng Anh dễ dàng”. Nhưng để nói tiếng Anh giỏi là một quá trình đầy gian nan.
“Ba tôi chỉ mới học được 2 năm trung học thì phải nghỉ. Con cái trong nhà học hành giỏi giang, được đối xử tốt, nhưng trong số 5 anh em, duy chỉ có tôi là khác biệt. Tôi có thể làm được mọi việc, trừ việc học. Rồi ba mất vì căn bệnh xơ gan, tôi phải bỏ học giữa chừng để đi làm kiếm tiền. Trong khi bạn bè hằng ngày cắp sách đến trường thì tôi phải đến nhà máy làm việc. Tôi rất hối hận vì đã không nghe lời ba, lúc đó nước mắt tôi cứ rơi mãi”.
Ông Woo đã đi đến một trường trung học ban đêm và miệt mài ngày làm đêm học, lúc nhập ngũ, ông đã mua quyển sách có rất nhiều từ vựng tiếng Anh. Thời điểm đó làm có cách học khác chứ. Học các từ vựng cơ bản rồi tìm đọc các bài báo tiếng Anh. Ông lục lục tra tra từng từ trong từ điển rồi từ từ cũng đọc được toàn bộ nội dung tờ báo. Trong khoảng thời gian làm công việc lái xe cho cửa hàng gỗ ván, ông lấy tờ báo tiếng Anh làm niềm vui và điều đó giúp bản thân trở nên mạnh mẽ hơn.
Vào Chủ nhật, ông Woo tìm đến những nơi tụ tập nhiều người nước ngoài như Pagoda Park, Tapgol Park, Itaewon, Cố cung,...
“Tôi muốn thử nói những cách diễn đạt mà tôi học. Cái lúc tôi nói cho người nước ngoài nghe, cái lúc những người nước ngoài hiểu được tôi nói gì, lòng tôi sung sướng tột độ. Nhưng rồi có một vấn đề xảy ra, là tôi không hiểu họ nói gì. Thế là tôi mới nhờ họ ghi ra giấy lần nữa, rồi mang tờ giấy về, tra từ điển rồi nghiền ngẫm nó”.
Không chỉ như thế, tôi đi đi lại lại, tự hỏi tự trả lời, tự độc thoại một mình. Mọi người xung quanh ai cũng nhìn tôi như thằng điên. Nhưng lặp đi lặp lại như thế sẽ giúp tôi quen miệng và giúp tôi hoàn toàn hiểu được, thấm nhuần những cách diễn đạt tôi học.
Bạn tôi đến nhà chơi, hắn thường trêu “Nhà gì như nhà pháp sư vậy!”, vì ngập tràn những tờ giấy đầy màu sắc dán khắp nơi, chính là do tôi thường ghi những cách diễn đạt hay vào giấy rồi dán lên.
Một ngày nọ, tôi nhận được điểm cao từ bài thi TOEFL lần đầu tiên của mình. Với thành tích đó, tôi nhận được học bổng du học Mỹ, đó là điều mà ngay cả mơ tôi cũng chẳng dám. Tôi tự tin vào tiếng Anh của mình lắm, nhưng rồi tôi mới nhận ra cái bằng và thực tế khác hẳn nhau. Một lần nữa, tôi lại phải vượt qua rào cản ngôn ngữ. Tôi cố gắng hòa nhập vào cuộc sống của người Mỹ, học các cách diễn đạt, học những điều mình không biết.
“Có một người bạn than vãn với tôi. Lúc bạn ấy trò chuyện với người Mỹ, bạn ấy bị hỏi “Are you from Missouri?”. Đương nhiên là bạn tôi tự tin trả lời: “No, I’m from Korea”, thế là anh chàng người Mỹ cười ngoặc ngoẽo. Thật ra nghĩa đúng của câu nói đó là “Sao lại đa nghi thế?”. Cách nói này có nguồn gốc từ những người Missouri hay đa nghi. Tôi mới chợt nhận ra rằng nếu không biết nguồn gốc văn hóa và những cách diễn đạt đời thường thì có học nhiều từ vựng và ngữ pháp cũng vô ích.
Sau khi về Hàn Quốc, ông là giáo sư của các trường đại học danh tiếng như Yonsei , Kyunghee,... và là giảng viên chuyên trách của trường đại học Ulsan. Khi đứng trên bục giảng, tôi rất xúc động nhưng cũng thất vọng nữa. Sinh viên của các trường đại học danh tiếng này thiếu khả năng giao tiếp.
“Một giáo sư người Mỹ đã nói rằng: ‘Người Hàn biết nhiều từ vựng như người Mỹ. Vấn đề là họ không thốt ra được thôi. Vì họ quá chú trọng vào mỗi từ vựng. Giả dụ nếu được đề nghị diễn tả câu ‘Mọi thứ thật phiền toái!’ bằng tiếng Anh như thế nào, chắc chắc bạn sẽ bị loạn não vì cứ tìm từ “mọi thứ” và “phiền toái” trong tiếng Anh. Nhưng tôi chỉ cần nói đơn giản là ‘I don’t want to do anything now’, thế thôi.”
Cứ dịch từng từ thì cách mình nói chuyện sẽ không được tự nhiên nữa. Điều quan trọng là phải tìm các cách diễn đạt đa dạng. Phải ngẫm và hiểu toàn bộ câu mới được.
Có một ý thôi nhưng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như ta chỉ biết tới “I’m not stupid” nghĩa là “Tôi có phải kẻ ngốc đâu”, thế thì khi có người bảo “I wasn’t born yesterday” thì làm sao ta hiểu được. Chỉ học thuộc các cách diễn đạt trong khuôn mẫu thì làm sao nâng cao khả năng được.
Theo ông Woo, “Nếu biết nhiều cách diễn đạt hay thì khi đụng chuyện, tự nhiên miệng sẽ bật ra trong vô thức”. Cứ viết những câu tiếng Anh vô tờ giấy rồi bỏ túi quần đem đi mọi nơi, có thời gian thì cứ lôi nó ra học.
Cuối cùng ông Woo dặn dò: “Tôi mong các bạn có thể học và hiểu tiếng Anh trong cắc mục tiếng Anh của báo, tạp chí. Thật sự là học thuộc các cách diễn đạt thì tiếng Anh sẽ trở nên linh hoạt và tăng tốc độ trong học tập, rồi kết bạn với người nước ngoài”.
Theo phóng viên Choi Eun Hye báo JoongAng Ilbo
Dịch: Jini Trịnh
P/s: 2 hình trong bài báo do chính tác giả Woo Bo Hyun cung cấp, được ad thêm vào cho sinh động thôi chớ bài gốc không có 2 hình này hihi